Bệnh do phế cầu khuẩn

Bệnh do phế cầu khuẩn bao gồm một nhóm các bệnh lý gây ra do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, thường được gọi là phế cầu.

Bệnh do phế cầu khuẩn

Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae có nhiều chủng khác nhau. Trong đó, nhiều chủng thường trú trong mũi, họng và đường thở của người khỏe mạnh (những người này được gọi là người lành mang trùng).

Vi khuẩn phế cầu gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng:

  • Viêm phổi.
  • Viêm màng não.
  • Viêm tai giữa.
  • Nhiễm trùng huyết do phế cầu.

Bệnh do phế cầu khuẩn lây lan như thế nào?

Bệnh phế cầu lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bị nhiễm bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi.

Những ai có nguy cơ bị nhiễm bệnh do phế cầu khuẩn?

Bệnh lý phế cầu thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn tuổi, đặc biệt là người già trên 85 tuổi.

Nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu và mắc bệnh lý nặng cũng cao hơn ở các đối tượng:

  • Trẻ dưới 5 tuổi có các bệnh lý khác đi kèm.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Người có các bệnh lý mạn tính
  • Người có bệnh lý về gan, phổi, thận và tim.

Các triệu chứng của bệnh do phế cầu khuẩn?

Các triệu chứng của bệnh có thể mơ hồ và có thể thay đổi nặng nhẹ phụ thuộc vào cơ quan nào trong cơ thể bị nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Viêm phổi:

+ Sốt cao kèm theo rét run hoặc giảm thân nhiệt ở người có hệ miễn dịch yếu.

+ Đau ngực kèm theo khó thở.

+ Ho có đờm hoặc máu.

  • Viêm màng não:

+ Đau nhức đầu dữ dội

+ Nôn mửa

+ Sốt, ớn lạnh

+ Cứng cổ

+ Thở nhanh, nhạy cảm với ánh sáng

+ Tinh thần không tỉnh táo.

  • Viêm tai giữa:

+ Đối với trẻ nhỏ: Thường sốt cao, quấy khóc, bỏ bú và có phản xạ dụi tai, tiêu chảy,…

+ Đối với trẻ lớn và người lớn: Thường là kêu đau vùng tai, sốt, gặp vấn đề về thính giác. Cáu gắt, buồn nôn và có dịch chảy từ tai ra ngoài.

  • Nhiễm khuẩn huyết:

+ Sốt, rét run

+ Đau đầu, bứt rứt

+ Tinh thần lơ mơ, ngủ gà

+ Có thể sốc nhiễm khuẩn gây tử vong cao.

  • Viêm xoang: Đau mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng/xanh, đau đầu.

Các khuyến cáo về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn

Vắc-xin ngừa phế cầu được khuyến cáo trong chương trình tiêm chủng ở trẻ em và người lớn.

Chủng ngừa vắc-xin phế cầu cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Những loại vắc-xin phế cầu hiện có không có khả năng bảo vệ chống lại tất cả các chủng Streptococcus pneumoniae gây bệnh, và không phải tất cả các trường hợp bệnh lý gây ra bởi Streptococcus pneumoniae đều có thể được ngăn ngừa bằng việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, vắc xin giúp bảo vệ chống lại những chủng phổ biến gây ra hầu hết những trường hợp bệnh lý phế cầu nặng ở trẻ em.

Tiêm vắc xin là một biện pháp hữu hiệu giúp trẻ được bảo vệ khỏi phế cầu nhằm giảm thiểu các tai biến cũng như giảm thiểu chi phí và việc sử dụng kháng sinh bừa bãi ((một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay).

Hiện Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn là vắc xin Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và vắc xin Prevenar 13 (Anh) dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn.

 

Bệnh do phế cầu khuẩn

Tham khảo thêm bài viết Vắc-xin Prevenar 13 trong phòng các do bệnh phế cầu: Liều dùng, tác dụng phụ:https://vacxindichvu.com/wp-admin/post.php?post=970&action=edit

https://www.mims.com/philippines/drug/info/prevenar%2013?type=full

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *