Quai bị: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Bệnh quai bị là một tình trạng nhiễm virus ở tuyến nước bọt do virus Rubulavirus.

Quai bị
Rubulavirus (Nguồn từ https://phil.cdc.gov)
Thường thì bệnh chỉ biểu hiện nhẹ ở trẻ em đặc trưng bởi tuyến nước bọt sưng nề ở vùng cổ, má và hàm.

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là điếc do thương tổn dây thần kinh, tuy nhiên, đây là một bệnh lý hiếm gặp. Nam giới trưởng thành hoặc tuổi thiếu niên có thể biểu hiện triệu chứng tinh hoàn sưng và đau, tuy nhiên hiếm khi gây ra vô sinh. Tình trạng nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai. Những biến chứng hiếm gặp hơn bao gồm tình trạng nhiễm virus nặng ở buồng trứng, tuỵ, gan, não và tim.

Bệnh quai bị lây lan như thế nào?

Bệnh lây lan thông qua ho hoặc hắt hơi. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ,…

Bệnh nhân có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác từ thời điểm 6 ngày trước khi tuyến nước bọt trở nên sưng nề và lên tới 10 ngày sau đó. Cứ 3 người bị nhiễm virus quai bị thì sẽ có một người không biểu hiện triệu chứng, nhưng họ vẫn có thể có khả năng phát tán nguồn bệnh và lây nhiễm cao.

Những ai có nguy cơ bị nhiễm bệnh quai bị?

Quai bị là một bệnh không thường gặp nhưng một số trường hợp vẫn xuất hiện. Bất cứ ai chưa được tiêm vắc-xin, đặc biệt là khách lữ hành đến các quốc gia chưa phổ biến các chương trình tiêm chủng quai bị thì có nguy cơ bị nhiễm virus này cao.

Các triệu chứng của quai bị?

Quai bị

Các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi nhiễm virus và bao gồm:

  • Sưng nề ở khu vực dưới hàm dưới
  • Sốt
  • Đau đầu, đau cơ
  • Giảm vị giác và cảm giác toàn thân không được khỏe.

Bệnh nhân thường sẽ phục hồi trong thời gian 10 ngày. Cứ 3 người nhiễm virus quai bị thì sẽ có một người không biểu hiện rõ triệu chứng. Một trong những biến chứng nặng nề nhất của quai bị là điếc do thương tổn thần kinh, mặc dù đây là một biến chứng hiếm gặp. Nam giới trưởng thành và tuổi thiếu niên có thể biểu hiện triệu chứng tinh hoàn sưng, đau, tuy nhiên hiếm khi gây ra vô sinh. Tình trạng nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai.

Những biến chứng hiếm gặp hơn bao gồm:

  • Tình trạng nhiễm khuẩn nặng ở buồng trứng.
  • Viêm tinh hoàn.
  • Nhồi máu phổi.
  • Viêm tụy cấp tính.
  • Viêm cơ tim.
  • Viêm não, viêm màng não.

Các khuyến cáo về việc chủng ngừa bệnh quai bị

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Biện pháp phòng bệnh: 

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh.

Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị được khuyến cáo thường quy trong chương trình tiêm chủng ở trẻ nhỏ và ở hầu hết các quốc gia vắc-xin được kết hợp trong chương trình tiêm vắc-xin Sởi – Quai Bị – Rubella (MMR). Thường bao gồm 2 mũi. Điều quan trọng là trẻ cần phải hoàn thành đầy đủ liệu trình tiêm vắc-xin được khuyến cáo để có thể bảo vệ chống lại bệnh. Vắc-xin quai bị được cung cấp dưới dạng kết hợp với các loại vắc-xin khác giúp ngăn ngừa thêm các bệnh lý khác như Sởi, Rubella.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *