Tả

Bệnh tả là gì? Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm lưu hành, gây dịch và có thể gây đại dịch. Chỉ tính riêng năm 1994, theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới, dịch tả xảy ra ở 94 nước với 384.403 trường hợp mắc và 10.692 trường hợp tử vong. Nếu như suốt 50 năm qua, dịch Tả chủ yếu xảy ra do tuýp Eltor thì gần đây, một chủng mới O139 đã gây ra những vụ dịch Tả mới ở Bangladesh, Ấn Độ… đặt ra những thách thức mới, nhất là trong chiến lược sử dụng vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.

  (Phẩy khuẩn tả)

Nguyên nhân nào gây bệnh tả? Tác nhân gây bệnh là Vi khuẩn Vibrio cholerae. Tuy nhiên, những tác động chết người của căn bệnh này là kết quả của một loại độc tố mạnh có tên CTX mà vi khuẩn tạo ra trong ruột non. CTX liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua. Điều này khiến cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và mất nhanh chất lỏng cùng các chất điện giải. Bệnh tả lây truyền như thế nào? Bệnh tả lây truyền qua đường tiêu hoá do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh. Người bệnh là nguồn truyền nhiễm. Vi khuẩn theo phân thải ra môi trường gây nhiễm bẩn nguồn nước và môi trường. Sự đào thải vi khuẩn thường kết thúc nhanh sau vài ngày khỏi bệnh. Tuy nhiên có số ít trường hợp có thể mang mầm bệnh tới nhiều tháng. Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh? Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày, trung bình 2-3 ngày. Nôn và tiêu chảy là 2 triệu chứng chủ yếu của bệnh Tả. Hậu quả của nôn và tiêu chảy là mất nước, rối loạn điện giải dẫn đến các dấu hiệu: mắt trũng, da khô, tiểu ít, chuột rút… Chú ý là tiêu chảy do bệnh tả thường thấy phân có màu trắng (nước gạo) và không bao giờ có sốt. Biến chứng của bệnh là gì? Shock mất nước là biến chứng nặng dễ dẫn đến tửu vong nếu không được đièu trị kịp thời. Những biến chứng khác như suy thận, suy tuần hoàn, toan máu, hạ đường huyết cũng thường gặp ở các trường hợp nặng và có thể dẫn đến tử vong. Trong một vụ dịch, tỷ lệ tử vong của những trường hợp nặng có thể lên tới 50%. Ngày nay, nhờ có điều trị hợp lý, tỷ lệ này chỉ còn 1% Điều trị bệnh như thế nào? Bồi phụ nước và điện giải hợp lý và sử dụng kháng sinh đặc hiệu (Chloramphenicol, Tetracyclin,…) là hai biện pháp quan trọng nhất. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tả? Bệnh tả cực kỳ phổ biến ở những nơi có đời sống kinh tế xã hội và dân trí thấp, phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu, thời tiết nóng ẩm, thiếu nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là thức ăn đường phố, tình trạng mất vệ sinh ở những vùng sau lũ lụt, thảm hoạ, trại tị nạn… Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh tả, chẳng hạn như:
  • Điều kiện vệ sinh kém;
  • Sống ở các khu vực trại tị nạn, các nước nghèo và các khu vực bị tàn phá bởi nạn đói, chiến tranh hay thiên tai;
  • Ăn thức ăn chưa được nấu chín và các loài hải sản có vỏ;
  • Giảm hoặc không có axit dạ dày;
  • Người nhóm máu O: các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất trong khi người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất, gần như là miễn nhiễm.
Phòng bệnh như thế nào? Những biện pháp chắc chắn nhất trong việc phòng chống bệnh tả là cung cấp nước vệ sinh và đầy đủ, vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm, ngoài ra có thể dùng Vắc xin Tả để phòng bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *